Để quay được những thước phim ấn tượng, ta cần có được một ống kính máy quay phù hợp. Vậy đâu là loại ống kính phù hợp khi quay phim? Những điểm gì cần lưu ý khi lựa chọn ống kính phù hợp để có được những đoạn phim chất lượng tốt nhất? Hãy cùng Xưởng Phim tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về ống kính máy quay
Trong quay phim và nhiếp ảnh, hai loại ống kính phổ biến nhất chính là Prime lens (hay còn gọi là Fixed lens) và Zoom lens. Zoom lens là loại ống kính có khả năng thay đổi độ dài tiêu cự. Bạn có thể tự do phóng to hoặc thu nhỏ khung hình để thu được hình ảnh như mong muốn.
Ngược lại, Prime lens có độ dài tiêu cự cố định. Bạn bắt buộc phải sử dụng phương pháp thủ công để có thể quay chụp được khung cảnh như mong muốn. Ví dụ như di chuyển lại gần vật thể để có thể bắt được các chi tiết kĩ lưỡng hơn. Hoặc di chuyển ra xa để có thể bắt được toàn cảnh khung hình.
Mỗi loại ống kính có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc sử dụng các ống kính máy quay như thế nào thường phụ thuộc vào mong muốn và ý đồ của đạo diễn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về đặc điểm và ứng dụng của các loại ống kính quay phim tại đây nhé!
Prime lens
Ống kính máy quay 14-20mm
14-20mm là một ống kính có tiêu cự góc rộng. Đây là một công cụ tuyệt vời trong kho vũ khí của một nhà làm phim. Hiệu ứng mà ống kính này đem lại sự nổi bật của chủ thể nhân vật trên khung cảnh nền. Nếu sử dụng khéo léo thì nó sẽ tạo nên hiệu ứng điện ảnh tuyệt vời.
Không giống như các ống kính máy ảnh khác, các chi tiết ở tiền cảnh sẽ được nhấn mạnh và phóng đại. Thay vì bị hòa vào với cảnh vật phía sau. Một điểm cần chú ý khi sử dụng ống kính này là gây ra biến dạng khuôn mặt và vật thể.
Có rất nhiều đạo diễn đã tận dụng thành công đặc điểm này của ống kính 14-20mm như đạo diễn người Pháp Jean-Piere Jeunet. Trong bộ phim của mình “Amelie and Delicatessen”, ông đã sử dụng ống kính 18mm để thể hiện khung cảnh thành phố vô cùng ấn tượng.
Ống kính máy quay 21-25mm
Đây cũng là một ống kính phù hợp để quay chụp cận cảnh. Ví dụ, Stephen Spielberg nổi tiếng được biết đến với việc sử dụng ống kính 21mm (với phim chuyển động 35mm). Cùng với tài năng tuyệt vời của mình trong việc chặn một cảnh, ông ấy có thể bắt trọn được chuyển động của diễn viên và các chi tiết nhỏ khác trong cảnh quay.
Ống kính máy quay 50mm
Ống kính 50mm là một ống kính cổ điển. Mà có lẽ mọi nhà làm phim tại một thời điểm nào đó nên nghĩ đến việc sử dụng. Như người ta đã biết, ống kính này rất linh hoạt và thực sự tuyệt vời khi ghi lại những cảnh đối thoại.
Ống kính 50mm cũng như ống kính 35mm, rất phù hợp cho chủ nghĩa hiện thực. Vì chúng gần đúng với cách con người nhìn thế giới. Nó cũng rẻ và nhẹ, với một số hiệu ứng bokeh mất nét đẹp (TK). Nhờ có trọng lượng nhẹ, ống kính 50mm trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho quay phim cầm tay.
Alfred Hitchcock là một người hâm mộ lớn của 50mm. Bạn có thể thấy nó trong các bộ phim của ông. Không giống như các bộ phim của Gilliam và Jeunet. Hầu như không có bất kỳ sự biến dạng nào trong các bộ phim của Hitchcock. Các chi tiết của cảnh được tái hiện một cách chân thực. Mặc dù vẫn là một cách điện ảnh độc đáo. Đạo diễn Nhật Bản nổi tiếng Akira Kurosawa cũng sử dụng ống kính 50mm, cũng như các loại ống kính máy ảnh khác ở tiêu cự dưới 35mm để tái tạo cách mắt người nhìn mọi vật.
Ống kính máy quay 85mm
Ống kính có tiêu cự dài như 85mm không phổ biến trong làm phim. Nhưng đây là sự lựa chọn hợp lí khi bạn cần quay những cảnh có nhiều chi tiết. Ridley Scott – đặc biệt là trong Blade Runner và Alien – đã sử dụng ống kính dài 75mm cho các cảnh quay điện ảnh.
Zoom Lens
Mặc dù Zoom Lens không được các nhà làm phim chuyên nghiệp ưa chuộng như Prime Lens. Nhưng đây vẫn là một công cụ đáng để đầu tư.
Nhờ sự thay đổi linh hoạt về độ dài tiêu cự, thay vì phải mua ống kính với các tiêu cự khác nhau. Chỉ cần một chiếc Zoom Lens là bạn đã có thể đáp ứng các nhu cầu quay phim khác nhau. Từ quay cận cảnh cho tới quay toàn cảnh. Đây chắc chắn là một giải pháp tốt cho túi tiền của bạn.
Hai tiêu cự phổ biến mà bạn nên cân nhắc khi mua Zoom Lens là: 24-105mm và 55-250mm.
Trên đây là bài giới thiệu về các loại ống kính máy quay thường gặp trong làm phim. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về quá trình quay phim, bạn có thể tham khảo khóa học quay phim cơ bản của Xưởng Phim tại đây. Đừng quên theo dõi cập nhật những thông tin kiến thức mới nhé!